Sản xuất và đặc trưng Đồ gốm men ngọc

Một cái đĩa gốm Diệu Châu với trang trí chạm khắc và chải lược, thời Bắc Tống.

Men ngọc là từ để chỉ một nhóm các loại men màu thường là trong suốt một phần, nhiều loại với "da rạn" rõ nét (đôi khi còn được nhấn mạnh), hay các vết rạn nhỏ trên men, được sản xuất với nhiều loại màu, nói chung được dùng trên các thân/xương gốm là sành hay sứ.

Cái gọi là "men ngọc thật sự" theo ít nhất một định nghĩa chặt chẽ là men gốm yêu cầu nhiệt độ lò nung tối thiểu 1.260 °C (2.300 °F), với khoảng nhiệt độ ưa thích là 1.285 đến 1.305 °C (2.345 đến 2.381 °F) và nung trong môi trường khử, bắt nguồn từ đầu thời kỳ Bắc Tống (960–1127).[7] Màu xanh xám hay xanh lục nhạt độc đáo của men ngọc là kết quả của sự biến đổi sắt oxit từ dạng sắt (III) thành sắt (II) (Fe2O3 → FeO) trong quá trình nung.[7] Các sản phẩm riêng lẻ trong cùng một mẻ nung có thể có màu sắc khá khác biệt, từ các biến thiên nhỏ trong các điều kiện môi trường tại các phần khác nhau của lò nung. Trong phần lớn thời gian lịch sử thì màu xanh lục là màu mong muốn, gợi nhớ tới màu của ngọc bích, loại vật liệu được đánh giá rất cao trong văn hóa Trung Hoa.

Men ngọc có thể sản xuất theo nhiều loại màu, bao gồm lục, trắng, xám, lam, vàng; phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

  1. Độ dày của lớp men quét/tráng vào,
  2. Loại đất sét mà men được quét/tráng vào,
  3. Thành phần hóa học chính xác của các chất tạo thành men,
  4. Nhiệt độ nung,
  5. Độ/Tính khử trong môi trường lò nung, và
  6. Độ mờ đục trong men.

Các sắc màu nổi tiếng và được mong muốn nhất dao động từ màu xanh lục nhạt đến màu xanh lục đậm, thường là mô phỏng sắc xanh của ngọc bích. Hiệu ứng màu chủ yếu được tạo ra bởi sắt oxit trong công thức làm men hoặc trong xương đất sét. Men ngọc gần như chỉ được nung trong lò khử vì các thay đổi hóa học của sắt ôxít kèm theo sự lấy đi oxy tự do là những gì tạo ra màu sắc mong muốn. Như đối với phần lớn các loại men, rạn men (một khuyết tật men) có thể xảy ra trong lớp men tráng, và nếu đặc trưng này là mong muốn thì người ta gọi nó là men rạn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đồ gốm men ngọc http://www.ceramicstoday.com/articles/why_throwing... http://www.gotheborg.com/glossary/data/celadon.sht... http://www.graf-von-katzenelnbogen.com/ http://www.mirviss.com/artists/yoshikawa-masamichi http://museum.cornell.edu/collections/asian-pacifi... http://www.ancient.eu/article/945/ http://english.visitkorea.or.kr/enu/ATR/SI_EN_3_1_... http://www.e-yakimono.net/guide/html/celadon.html http://www.e-yakimono.net/guide/html/porcelain.htm... http://www.e-yakimono.net/html/kato-tsubusa.html